Không khí ngầu đục tại TP.HCM: Sương mù hay ô nhiễm?
Trưa 8.3, thông tin từ UBND xã Thanh Trạch (H.Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn khiến 1 người đi cấp cứu và nhiều phương tiện hư hỏng.Vụ việc xảy ra khoảng 10 giờ cùng ngày trên tuyến QL1 đoạn qua thôn Tiền Phong (xã Thanh Trạch) theo hướng nam - bắc, khi 2 xe tải, 2 xe khách, 1 ô tô và 1 xe máy va chạm liên hoàn. Sau vụ tai nạn, người điều khiển xe máy (chưa rõ danh tính) bị thương, được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Các phương tiện khác bị hư hỏng nặng.Hiện lực lượng chức năng đang có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn nói trên.Chính thức thành lập Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa, tuyển sinh lớp 6, lớp 10
HLV Kim Sang-sik đã công bố danh sách đá chính của đội tuyển Việt Nam ở màn thư hùng với Thái Lan tại chung kết lượt đi AFF Cup 2024, diễn ra lúc 20 giờ hôm nay (2.1) trên sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.Trong khung gỗ, Đình Triệu tiếp tục là lựa chọn số một. Thủ môn sinh năm 1992 đã bắt chính ở 2 trận bán kết với Singapore và trình diễn phong độ ổn định. Dù không có bề dày kinh nghiệm như Nguyễn Filip, nhưng Đình Triệu đã rất nỗ lực. "Tôi lựa chọn Đình Triệu vì cậu ấy giao tiếp tốt hơn với hàng phòng ngự", HLV Kim Sang-sik chia sẻ ở cuộc họp báo ngày 1.1. Ở hàng thủ, bộ ba Thành Chung, Tiến Dũng và Xuân Mạnh vẫn là bộ khung được ông Kim lựa chọn. Trong đó, vai trò trung vệ thòng ở giữa hàng thủ ba người đã được ấn định cho Thành Chung từ đầu giải. Ở hàng tiền vệ, Hoàng Đức (đội trưởng) và Ngọc Tân trấn giữ khu trung tuyến. Ở hai biên, Văn Vĩ (trái) và Văn Thanh (phải) sẽ đá chính.Trên hàng công, Ngọc Quang và Vĩ Hào đá tiền vệ tấn công để hỗ trợ cho trung phong Xuân Son. Như vậy, công thức 3-4-2-1 ở trận bán kết lượt đi và về được HLV Kim Sang-sik duy trì cho trận chung kết với Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam chỉ còn cách chức vô địch AFF Cup 2024 một cửa ải cuối cùng mang tên Thái Lan. Sau khi vượt qua Singapore ở bán kết, cũng như đứng đầu bảng đấu có Indonesia, Philippines, thầy trò HLV Kim Sang-sik đang tràn đầy hy vọng chạm tay vào chức vô địch sau 6 năm chờ đợi."Đội tuyển Thái Lan là ngọn núi lớn, nhưng làm gì có ngọn núi nào là không thể vượt qua? Mong rằng tôi sẽ đưa đội tuyển Việt Nam lên đỉnh cao. Hy vọng các cầu thủ thể hiện tốt", Kim Sang-sik chia sẻ.Sau 6 tháng huấn luyện, ông Kim đã hoàn thành mục tiêu đầu tiên cùng đội tuyển Việt Nam, đó là lọt vào chung kết AFF Cup. Mục tiêu thứ hai là giúp Việt Nam chơi tốt trước Thái Lan, điều từng xảy ra trong lịch sử, nhưng không thường xuyên. Lần gần nhất đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan ở AFF Cup là vào năm 2008, ở trận chung kết lượt đi trên sân Rajamangala."Tôi hiểu rằng đây là trận 'derby Đông Nam Á'. HLV của Thái Lan là người Nhật, còn tôi là người Hàn, nên đây cũng là trận 'derby Đông Á' của 2 HLV. Song, chúng tôi từng đánh bại Singapore rồi (HLV Singapore là ông Tsutomu Ogura - người Nhật). Hy vọng tôi cùng học trò sẽ chơi tốt để thắng thêm một đội bóng nữa cũng được huấn luyện bởi HLV Nhật", HLV Kim Sang-sik tự tin.Đội tuyển Việt Nam chưa từng thắng Thái Lan ở AFF Cup suốt 16 năm qua. Trong đó ở cả 7 lần gặp gỡ gần nhất, Quang Hải cùng đồng đội toàn hòa và thua trước đội bóng xứ chùa vàng. Ở trận giao hữu hồi tháng 9 trên sân Mỹ Đình, Việt Nam mở tỷ số nhờ công Tiến Linh, nhưng sau đó thua ngược 1-2.Bên kia chiến tuyến, ông Masatada Ishii của đội tuyển Thái Lan nhấn mạnh: "Không thể so sánh đội tuyển Việt Nam hồi tháng 9 với lúc này được. Họ đã tiến bộ và thay đổi trong đội hình. Họ cũng sở hữu cầu thủ quan trọng nhất, là Nguyễn Xuân Son".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam
Mỹ - Hàn củng cố nền tảng cho liên minh
Nhiều tiểu thương bán hoa tết ở các chợ hoa TP.HCM thở dài nói rằng năm nay, tình hình buôn bán chậm hơn so với những năm trước. Họ cũng chủ động hạ giá hoa ở mức phù hợp để hút khách mua hơn, mong sớm bán hết về ăn tết cùng gia đình.9 năm bán hoa tết ở một chợ hoa nổi tiếng ở Q.Gò Vấp, chị T., một chủ vườn ở miền Tây tâm sự năm nay, bán "ế thê thảm". Ngồi từ sáng tới chiều 28 tết, chị chỉ mới bán được vài cặp bông vạn thọ, trong khi còn hàng trăm chậu đang chờ khách mua.Chăm bón hoa vất vả để tết mang lên TP.HCM bán, chị T. hạnh phúc vì được đem tết đến mọi người. Ở chợ hoa này bao năm nay, chị có vô số những kỷ niệm cùng khách, đặc biệt là những vị khách dễ thương, năm nào cũng ghé ủng hộ."Có người này cũng có người kia, không ít khách trả giá ở mức quá đáng, mình không chịu thì họ kỳ kèo mãi. Nhiều người đợi tới ngày giao thừa mình bán ế, đòi mua với giá rẻ không thể chấp nhận được dù mình đã giảm giá sâu", chị bày tỏ.Chủ vườn nói rằng có năm bán không hết, chị thà đập chậu bỏ hoa, những năm gần đây thì đem cho chùa chứ nhất quyết không bán rẻ vì sợ tạo tiền lệ xấu. Chị lo lắng nếu bán với mức giá "khó chấp nhận" đó, nhiều người sẽ có thói quen chờ đến ngày cuối cùng để ép giá người bán. Người phụ nữ chia sẻ rằng việc trả giá trong buôn bán là điều bình thường, nếu thuận mua vừa bán thì tốt, còn không cũng chẳng sao. Tuy nhiên, chị hy vọng người mua hiểu được giá trị của từng chậu hoa để có mức trả giá phù hợp vì chị khẳng định từ trước đến giờ, chị chưa bao giờ nói thách với khách."Tình hình buôn bán năm nay tệ quá. Nếu năm nay thất bại, mình cũng nghĩ tới chuyện bỏ nghề", chị thở dài, chia sẻ.Vừa mua hoa chị T. chiều 28 tết, một vị khách cho biết mình là khách quen của chị và hầu như năm nào cũng đến ủng hộ. "Hoa ở đây đẹp, những năm trước chưng được lâu. Thêm nữa là chị bán rất dễ thương.Bản thân mình nghĩ việc trả giá khi mua hoa cũng là điều vui, nhưng trả giá sao cho vui mình mà cũng vui người ta, chứ nếu trả quá sâu, kỳ kèo mãi thì cũng kỳ. Tôi cũng không bao giờ lợi dụng sát giao thừa để ép người bán vì thứ nhất lúc đó hoa không còn quá đẹp, thứ hai là làm vậy cũng tội người bán, họ cũng từ quê lên thành phố để mưu sinh những ngày này, ăn ngủ ngoài đường, xa gia đình…", chị bày tỏ.Chị H., một nhà vườn đến từ Bến Tre cũng có hàng chục năm bán hoa tết ở TP.HCM. Tết năm nay là một năm buôn bán không mấy thuận lợi, nhưng chị nói rằng "còn nước còn tát", cứ đợi đến phút cuối xem tình hình thế nào.Nhiều năm buôn bán, chị gặp nhiều khách khác nhau. "Năm nay, tôi gặp nhiều vị khách dễ thương lắm. Có một khách là cô Việt kiều Mỹ, cũng gần 80 tuổi rồi mà nhìn trẻ lắm, cô mua chậu hoa kiểng giá 1 triệu, nhưng trả giá còn 800.000 đồng. Thấy cô dễ thương nên mình cũng chịu giá. Lúc thanh toán, cô gửi mình 1 triệu, nói còn lại lì xì. Lúc đó, mình bất ngờ mà cũng vui lắm", chị cười kể lại.Có những năm bán đắt, chị H. không phải bán hoa tết tới ngày giao thừa. Nhưng cũng có những năm bán chậm, chị phải ở lại. Chị H. cho biết Tết Nguyên đán Ất Tỵ này, chị phải ở lại vì còn hàng trăm chậu hoa cúc mâm xôi chưa bán xong.Hiện tại, chị cho biết đã giảm giá sâu. Tuy nhiên ngày mai, chị chia sẻ sẽ tiếp tục giảm, hy vọng bán hết để có thể sớm về ăn tết cùng gia đình. Chị H. nói rằng mức giảm giá của mình chạm đáy cũng 200.000 đồng/cặp cúc mâm xôi, không thể thấp hơn."Cúc của tôi là cúc bự, hoa đẹp, nếu giảm nữa thì không có lời. Tôi không phải người trồng mà cũng nhập về từ bà chị. Nếu ai đó lợi dụng ngày 30 để ép giá, mua với giá rẻ mạt, tôi thà bỏ chứ không bán. Bán mà không có lời thì bán làm chi, còn tạo tiền lệ xấu", chị tâm sự.Anh V., một người bán hoa tết khác ở Q.Gò Vấp cũng cho biết ngày cuối cùng trong năm, anh vẫn hay xả hàng với mức giá rẻ. Tuy nhiên theo anh, giá của chợ vãn vẫn phải ở mức chấp nhận được chứ không phải "rẻ như cho". Anh hy vọng năm nay buôn may bán đắt để không phải bán xả lỗ.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
'Oppenheimer' đại thắng với 7 tượng vàng Oscar
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS): kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ sáu ngày 27.12.2024.KQXS Vĩnh Long, Bình Dương, Trà Vinh, Ninh Thuận... ngày 31.1.2025 ngày 31.1.2025